Tại sao trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ?

1. Nguyên nhân trẻ ngủ hay bị giật mình

Trẻ ngủ hay bị giật mình có thể là do nguyên nhân sinh lý hoặc nguyên nhân bệnh lý.

Nguyên nhân sinh lý

Trước hết, bé giật mình khi ngủ có thể là do phản xạ tự nhiên. Bình thường, khi còn ở trong bụng mẹ, trẻ được bao bọc, bảo vệ. Khi ra ngoài, trẻ sẽ cảm thấy chống chếnh, chưa quen nên dễ bị giật mình. Đồng thời, tạo ra các phản xạ tự nhiên để bảo vệ cơ thể. Những phản xạ này được đánh giá là bình thường, có thể tự biến mất sau 3 – 6 tháng chào đời.

Đối với các bé lớn hơn, giật mình có thể là do tiếng ồn lớn từ môi trường hoặc do các tình huống bất ngờ. Chẳng hạn như đang ngủ trên tay mẹ thì bị đặt xuống giường. Ngoài ra, khi ngủ, bé có thể “bắt gặp” những hình ảnh đáng sợ thì cũng có thể bị giật mình.

Nguyên nhân bệnh lý

Trẻ ngủ hay bị giật mình không loại trừ do nguyên nhân bệnh lý, bao gồm: trào ngược dạ dày, viêm họng, viêm tai giữa, thiếu máu, thiếu canxi, bệnh lý thần kinh, suy nhược cơ thể,…

2. Hậu quả:

Ảnh hưởng đến trẻ:

  • Chậm phát triển trí tuệ, giảm khả năng nhận thức và học tập.
  • Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
  • Hormone tăng trưởng bị sụt giảm, trẻ chậm tăng cân và phát triển chiều cao.
  • Hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của trẻ bị ức chế.
  • Tăng áp lực máu não.
  • Ngưng thở.
  • Huyết áp cao.
  • Áp lực lớn trên tim dẫn đến tim đập nhanh. Nếu như việc này kéo dài, sức khỏe của bé chắc chắn sẽ không được đảm bảo.

Ảnh hưởng đến mẹ:

  • Stress, trầm cảm sau sinh.
  • Mất sữa do stress và thức đêm chăm con.

3. Mẹ thông thái trị giật mình, quấy khóc cho con bằng tư duy khoa học:

Tùy vào nguyên nhân của tình trạng bé giật mình khóc thét khi đang ngủ mà mẹ cần tìm những biện pháp khắc phục cho đúng cách.

  • Hãy tạo thói quen đi ngủ cho trẻ – có thể là sau bữa ăn cuối cùng trong ngày hoặc sau khi tắm. Đừng phức tạp hóa vấn đề, nếu như bạn không muốn mất thời gian với chuyện cho con ngủ.
  • Cho trẻ bú no trước khi đi ngủ: Ba mẹ cần biết, thể tích dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, mỗi lần bú, bé chỉ bú được rất ít nên cứ 3-4h bé sẽ thức dậy một lần để bú. Giấc ngủ của bé sẽ chỉ thực sự sâu và không bị gián đoạn nếu như con được bú no.
  • Đảm bảo không gian ngủ lý tưởng cho bé: Nhiệt độ phòng nên duy trì ở 27-29 độ C, đảm bảo không gian yên tĩnh, giảm ánh sáng và tiếng ồn.
  • Cho trẻ tắm nắng thường xuyên để phòng chống còi xương.
  • Sử dụng phối hợp các loại thảo dược dân gian như Tía tô đất, hoa Lạc tiên tây và hoa Đoạn lá bạc… giúp cải thiện nhanh tình trạng giật mình, trằn trọc, quấy khóc đêm ở trẻ nhỏ.

Một trong những biện pháp giúp con ngủ ngon và sâu giấc hơn của các mẹ hiện nay là sử dụng  Đệm ôm ngủ sơ sinh được thiết kế riêng cho bé !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.